Bài viết này sẽ chỉ có giá trị cho những anh/chị đang thực sự muốn tìm hiểu giải pháp Fantasy Home một loại hình đầu tư trong giai đoạn này với số vốn nhỏ.

1- Giá bán của VMI có khác với giỏ hàng sở hữu riêng không, và giá bán này chắc là đã được cộng cả lãi cam kết vào rồi chứ gì?

  • Giá bán của VMI không khác biệt với giỏ hàng của Vinhomes (VH), 2 căn cạnh nhau mà có cùng hướng, cùng view và diện tích mà nằm ở giỏ hàng riêng hay chung thì giá cũng như nhau
  • Giá bán không bị cộng thêm lãi cam kết (theo trả lời từ phía VMI), để kiểm chứng anh/chị có thể so sánh với giá của Vinhomes Ocean Park 2, giá của Vinhomes Ocean Park 3, không chênh bao nhiêu nhưng có thêm cam kết thuê lại và mua lại, điều mà VHOCP2 không có.

2- VMI liệu sau khi gom tiền có tuyên bố phá sản hoặc thua lỗ để không thự hiện cam kết?

  • VMI cam kết đồng hành cùng các Nhà đầu tư (NĐT) không chỉ ở các sản phẩm tại VHOCP3, mà tương lai sẽ còn là các BĐS tại những đại dự án khác như Hạ Long Xanh, Cần Giờ…. Thêm vào đó, là uy tín của Chủ Tịch Tập Đoàn – ông P.N.V cho nên không có chuyện VMI lừa đảo chiếm dụng tài sản của các NĐT
  • NĐT hoàn toàn có thể kiểm tra thông tin pháp nhân của VMI tại website chính thức của VH cũng như Sở Kế Hoạch Đầu Tư

3- Trong khi lãi Ngân Hàng hiện tại đang ở mức 9% thì cam kết 7.5% là thấp?

Đây là mức lãi suất an toàn, để trong trường hợp dù thị trường diễn biến xấu nhất VMI vẫn có đủ khả năng trả cam kết cho các Suất đầu tư (SĐT).

Hơn nữa đây chỉ là mức lãi tối thiểu, chứ mức kỳ vọng của một BĐS thấp tầng mang thương hiệu VH mà VMI phân phối là ít nhất 15%/năm thậm chí cao hơn.

4- Lãi có được trả theo định kỳ hàng năm không?

  • Không! Lãi và gốc sẽ được thanh toán cho các SĐT tại thời điểm tài sản là BĐS được bán ra hoặc khi hết kỳ hạn đầu tư là 5 năm.
  • Với những căn có đủ điều kiện cho thuê thì ngoài lãi suất nhận được khi thanh khoản BĐS, thì các NĐT nhận được thêm lợi nhuận phát sinh từ việc cho thuê của BĐS đó với tye lệ 50/50 giữa VMI và các SĐT

5- Giá bán do ai quyết định, và bán ở đâu?

  • VMI sẽ đề xuất giá bán BĐS tại bất cứ thời điểm nào trong “Thời Hạn Đầu Tư” khi BĐS đáp ứng được điều kiện về lãi suất kỳ vọng tối thiểu là 15%/năm, và sẽ gửi thông báo đến các SĐT thông qua hệ thống quản lý online. Các NĐT sẽ trả lời đồng ý bán hoặc không, quyết định sẽ dựa vào tỷ lệ trên 50%. Sau đó BĐS sẽ được chào bán trên hệ thống, trường hợp không bán được thì BĐS sẽ tiếp tục được đề xuất bán vào năm sau.
  • Trường hợp trên 50% không đồng ý bán, VMI sẽ để các NĐT tự quyết định giá và thời điểm chào bán. VMI sẽ hỗ trợ đăng bán trên hệ thống, đồng thời miễn trừ cam kết lợi nhuận tối thiểu cho BĐS này. Chính vì quy định này nên rất nhiều NĐT lo ngại bị các “tay to” thao túng giá. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, tỷ lệ này khá nhỏ bởi vì các “tay to” sẽ có các chính sách ưu đãi tốt hơn rất nhiều nếu mua riêng.
  • Hơn nữa, để hạn chế điều này VMI có quy định với các căn Vip1, Vip2 các NĐT chỉ được mua tối đa 5 SĐT mà thôi. Đây là quỹ căn có khả năng tăng giá tốt nhất và là mục tiêu dễ để các “tay to” nhắm đến nhất. Với các căn thường các NĐT được mua tối đa 24 SĐT.
  • Và việc bán lại các BĐS này sẽ thông qua các sàn đại lý của VH với lực lượng Sales hùng hậu.

6- Thế nhưng VMI có thể cố tình cài cắm để ghìm giá BĐS và chia lợi nhuận tối thiểu cho các SĐT thì sao?

Tính tổng giỏ hàng cam kết mua lại của cả VMI lẫn Vinhomes, thì số căn có cam kết mua lại khoảng 8.000 căn. Vì lẽ đó, việc mua lại để trả cam kết tối thiểu là điều mà cả VMI lẫn Vinhomes đều không mong muốn, điều đó chỉ xảy ra khi thị trường quá xấu mà thôi.

Hơn ai hết cả Vinhomes lẫn VMI đều muốn thanh khoản Bất động sản sớm nhất có thể để trả lại lãi suất cũng như tiền gốc cho các Nhà đầu tư. Do đó lãnh đạo VMI cam kết không can thiệp ghìm giá bán BĐS của các NĐT.

7- VMI đứng tên trên HĐMB của BĐS, liệu có đem đi thế chấp ngân hàng lấy tiền lần nữa?

Một lần nữa, quay lại vấn đề niềm tin của Nhà đầu tư. Còn phía VMI cũng cam kết không làm việc đó, và điều này cũng sẽ thể hiện rõ trong thỏa thuận liên kết đầu tư, cũng như trong bộ nguyên tắc đầu tư mà VMI cung cấp cho các NĐT.

Đây là 7 câu hỏi mà chắc chắn rất nhiều người đang quan tâm. Nói chung, nếu thị trường tốt là đã chẳng có Fantasy Home, người có 300 – 400tr cũng sẽ chẳng có cơ hội mà nghĩ đến việc mua một BĐS thấp tầng của Vinhomes.

Thế nên, là cơ hội hay là cạm bẫy thì nó còn tùy đánh giá của mỗi người, hi vọng những thông tin mình cung cấp sẽ hữu ích.

fantasy homes

Nhà báo hỏi, Tổng giám đốc VMI trả lời. Bài đầy đủ đăng tại Zingnews, tóm tắt nội dung như sau:

1- Có phải Vin đang hết tiền nên nghĩ cách huy động vốn?

  • Không và có. Tài chính chưa khó khăn, nhưng khi nhu cầu bất động sản vẫn có mà vốn tín dụng ngân hàng bị siết, doanh nghiệp nào cũng phải sáng tạo. Thấy đây là mô hình phát triển tốt ngoài nước nên Vin mang về ứng dụng ở Việt Nam.

2- Có phải là chiêu đẩy hàng tồn cho nhà đầu tư?

  • Không vì dự án nào của Vin cũng hết hàng nhanh, đặc biệt là thấp tầng. Nhưng nhiều nhà đầu tư nhỏ vẫn chưa tiếp cận được nên đây chính là Vin tự mở van cho dòng vốn nhỏ lẻ.

3- Liệu có phải là huy động vốn trái phép?

  • Không, Vin đủ lớn và đủ hiểu biết để không dại làm những việc trái luật mà còn công khai. Hợp tác đầu tư BĐS cũng đã tồn tại ở Mỹ, Singapore, Nhật Bản và các chuyên gia cho rằng đây là xu thế phát triển.

4- Công ty dừng hoạt động thì chứng nhận tài sản có thành giấy vụn không?

  • Chứng nhận tài sản được công nhận vì đã có hợp đồng ký kết. VMI dừng hoạt động thì cũng phải thực hiện đầy đủ cam kết với nhà đầu tư trước (đứng sau VMI là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Vinhomes mạnh về tài chính và đầy uy tín).

5- Căn cứ nào đảm bảo lợi ích 7,5%/năm?

  • Chính là tốc độ tăng giá x2, x3 đã được chứng minh từ nhà của Vinhomes. Trong trường hợp xấu thì VMI còn có vốn tự có 18.000 tỷ đồng.

6- Nói sẽ bán khi đạt lợi nhuận lên tới 15, 30, 45, 60%… sau 5 năm đầu tư dựa trên cơ sở nào?

  • Vì đó là lúc cơ sở hạ tầng và giao thông xung quanh hoàn thiện, tạo đòn bẩy giá trị.

7- Có phải trá hình huy động vốn giá rẻ không? Lỡ Vin thấy tiền về nhiều ỉm ăn chênh lệch thì sao?

  • NĐT là người ra quyết định bán, không phải là VMI và việc mua bán giá nào được công khai.

8- Lỡ VMI tráo ‘hàng tồn’ cho nđt thì sao?

  • Bán hàng xấu thì không ai đầu tư, VMI cũng phải chọn ‘hàng ngon’ mới gọi được người hợp tác.

9- Sao Vin không ôm BĐS của mình chờ tăng giá?

  • Mục tiêu là thúc đẩy thanh khoản chứ không phải đầu tư.

10- Chấp nhận ‘cắt má.u’, VMI làm thiện nguyện?

  • Đây là hợp tác đầu tư đôi bên cùng có lợi. VMI mua lô lớn sẽ có chiết khấu, nhà đầu tư thì hưởng lợi từ việc góp vốn nhỏ nhưng lợi nhuận cao.

Với sự tham gia của VMI, thì tin rằng thị trường thứ cấp của các dự án VH sẽ sôi động hơn rất nhiều, khi mà giờ đây thị trường này sẽ có thêm một lực lượng Sales lớn tham gia vào để bán các BĐS của VMI.

Đăng ký nhận tư vấn chi tiết về suất đầu tư Fantasy Home Vinhomes Grand Park, Quý khách vui lòng gửi thông tin bên dưới hoặc liên hệ phòng kinh doanh

  • Hotline: 0938 567 038
5/5 - (1 bình chọn)